THÔNG BÁO
BAIXAN.NET
Gợi Nhớ Quê Hương
Họ Đạo Bãi Xan

Nhà Thờ Bãi Xan

Tình Quê Bãi Xan
  • Những dòng kỷ niệm.
  • Những ngày tháng xa quê.
  • Bãi Xan vùng đất Phương Nam với con người hiền hòa, thật thà chơn chất.
  • Mỗi khi qua Miền Tây tôi lại nhìn những con sông dài.
  • Mỗi khi qua dòng sông tôi lại nghe nỗi đau đời ai.
Đối Tác Bãi Xan
 

Dân cư- Kinh Tế- Văn hóa- Giao thông


Ngày đăng: 12/01/2012 Lượt xem: 1982

Dân Cư 

Dân số:

  • 1971: 411.190
  • 2000: 973.065
  • Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người

Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại.

Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.

Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.

Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.

Kinh tế

    * Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 4 ở Việt Nam

    * Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.

Văn hóa

Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.(lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm)

Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.

Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.

Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.

Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn).

Nhân Vật

Tỉnh Trà Vinh là quê hương của Phó Thủ tướng - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân. Nơi đây cũng là quê hương của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình

 Giao thông

Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ Chí Minh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).

Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.

Đặc sản ẩm thực

Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.

Theo http://vi.wikipedia.org/

Còn Tiếp

Quay Lại



TIN TỨC LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN:

Họ Tên:

Email:   

Tiêu đề:

Nội dung:




del
LIÊN HỆ

phuongnam_bx@yahoo.com